CHIA SẺ

Tuesday, April 18, 2017

NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ GIỐNG TRE MẠNH TÔNG

Trong số những Giống Tre Lấy Măng hiện nay như Tre Bát Độ, Tre Mau Trúc, Tre Lục Trúc, Tre Điền Trúc…thì Giống Tre Mạnh Tông đang được Bà con nhà vườn rất ưa chuộng. Diện tích trồng Tre Mạnh Tông ngày càng tăng và mô hình trồng Tre Mạnh Tông lấy măng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đời sống người dân. Bạn đang có ý định trồng Giống Tre Mạnh Tông kinh doanh, Bạn đã hiểu về Giống Tre này đến đâu? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.


Giống Tre Mạnh Tông

Nguồn gốc và phân bố Giống Tre Mạnh Tông

Tre Mạnh Tông có tên khoa học là Denldrocalamus asper thuộc họ Hoà thảo – Poaceae. Loài Tre Mạnh Tông này có nguồn gốc từ Trung Quốc và đảo Đài Loan.

Trước đây, chính quyền Nguỵ đã nhập từ Trung Quốc về trồng ở các vùng Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước để làm hàng rào tre luỹ. Sau Tre Mạnh Tông được trồng nhiều ở vùng Trung Du và Đồng bằng Bắc Bộ (Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hoà Bình, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An) và vùng Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An…).


Nguồn gốc và phân bố Giống Tre Mạnh Tông

Hiện nay, vùng trồng Tre Mạnh Tông đã được mở rộng do có nhiều giá trị sử dụng. Tre Mạnh Tông được trồng phân tán từng khóm trong vườn nhà. Ở Thái Bình Tre Mạnh Tông được trồng từng hàng ven đê. Ở Hạ Hoà (Phú Thọ) nó được trồng thành đám.


Tốc độ phát triển của Tre Mạnh Tông

Tre Mạnh Tông phát triển nhanh mọc thành bụi lớn, bộ rễ to, lá bản rộng, biên độ chịu hạn-chịu nhiệt cao. Cây còn có tác dụng chống xói lở, sản lượng măng 10 tấn/ha, măng ăn ngọt có giá trị xuất khẩu.

Tre Mạnh Tông có khả năng sinh sản bằng hạt (đã thu được cây con từ hạt). Cây cho nhiều măng, có thể ra nhiều đợt trong một vụ, nếu măng đợt trước bị khai thác mạnh.

Ngày nay Cây Tre Mạnh Tông được chọn trồng trong các trang trại hay ở vườn hộ gia đình, để kinh doanh măng với mục đích sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu